Chia sẻ hình ảnh trên laptop, máy tính bảng, điện thoại… ngày càng phổ biến, tuy nhiên phương pháp truyền thống là in ra giấy cũng vẫn rất thịnh hành và hữu dụng, đặc biệt ở những nơi không có… điện, và cho những người lớn tuối, không rành về máy móc, điện tử.
Màn hình LCD của máy ảnh thường đẹp rực rỡ so với màn hình máy tính ở nhà, hoặc ảnh in ra giấy: thường ảnh thực sự khi in sẽ tối hơn một vài khẩu so với hiển thị trên màn hình máy ảnh do LCD máy ảnh được chỉnh để “nịnh” và nhìn rõ ở ngoại cảnh.
Nếu muốn hình của mình coi trên máy (máy tính ở nhà) thì phải chỉnh brightness tối hơn 50% so với bình thường.
Nên biết chỉnh hậu kỳ để cho hình sáng lên, tuy nhiên nếu mang đi in thì không nên chỉnh kỹ quá nếu không biết chỉnh nhiều, sẽ bị hư file khi in.
Hình mang đi in (nếu biết dùng photoshop) thì cắt theo kích thước theo mình muốn và để 300dpi.
Tỉ khung hình của các máy ảnh khác nhau 3×4, 3×2 hay thậm chí 16×9 – nếu bố cục đẹp ở 1 tỷ lệ nhưng khi in không nói rằng tôi muốn in ở tỉ lệ nào, thì có thể thợ in sẽ tự cắt theo ý của họ và không đúng ý mình.
Nếu chụp bằng máy kỹ thuật số thông thường (compact) 3×4 có thể nói với tiệm in là tôi muốn in ĐỦ HÌNH không lòi trắng, sẽ ra kích thước: 12×15 hoặc 13×18, 15x21cm …. hoặc ta nên tự cắt ở nhà cho đúng.
In ảnh nên lựa lab có tiếng, nơi nào gần nhà thì đi, nhưng không nên in ở những nơi rẻ quá vì họ có thể dùng thuốc xài đi xài lại, chất lượng hình mau xuống.
Nếu mua máy in ảnh thì nên mua máy in mực liên tục để tiết kiệm chi phí.
Lỗi thường gặp khi khách hàng mang hình tới, đó là máy compact lưu niệm với người đứng ngược sáng.
Theo Tinhte
0 nhận xét:
Đăng nhận xét